Biểu trưng YouVersion
Biểu tượng Tìm kiếm

Thông tin kế hoạch

Tất Cả Mọi Điều MớiBài mẫu

All Things New

NGÀY 2 TRONG 5

Tôi đã từng nghĩ rằng nếu tôi yêu mến Đức Chúa Trời và đưa ra những lựa chọn vững vàng theo nền tảng Kinh thánh, tôi sẽ được ban phước với một số phiên bản cuộc sống thật tốt đẹp, không có đớn đau, bệnh tật hay tai ương. Càng lớn, tôi càng nhận ra rằng theo Đức Chúa Trời không hề đảm bảo gói ưu đãi hay sự an toàn như vậy. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy rằng nếu tôi làm trọn phần của mình thì Đức Chúa Trời cũng sẽ buộc phải làm phần của Ngài: đó là tạo nên cho tôi một cuộc sống mà chúng ta thường thèm muốn ở nước Mỹ này và bảo vệ tôi khỏi những nỗi đau.



Theo ghi nhận, tôi tin rằng sự vâng lời mang đến phước hạnh và Đức Chúa Trời vui lòng ban cho chúng ta những món quà vật chất hay những điều liên quan, thường là để đáp lại việc chúng ta vâng theo Ngài. Mặc dù vậy, sự hiểu biết của tôi về những đau khổ có phù hợp hay không trong bức tranh cuộc đời của một đời sống đức tin Cơ đốc vẫn còn thiếu sót. Kinh thánh bày tỏ rằng có sự hiện diện của đau khổ trong cuộc sống của chúng ta, như trong Hê-bơ-rơ 2:10 giải thích rằng Chúa Giê-xu đã được nên toàn hảo qua sự đau đớn. Điều mà tôi đã bỏ lỡ khi cứ đinh ninh vào những điều khiến tôi cảm thấy tốt và cố gắng bảo vệ bản thân khỏi bất cứ điều gì khiến tôi sợ "sẽ xảy đến với mình", (theo lời của Gióp) thực sự khá đơn giản, đó là: đau khổ là một phần của phước hạnh.



Ý nghĩ về sự chịu khổ không cần phải khiến lòng chúng ta khiếp sợ bởi vì Đức Chúa Trời hiện diện một cách đặc biệt trong sự khổ hạnh của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không nên tự áp đặt cho mình cuộc đời đầy đau đớn, tử vì đạo và là nạn nhân trong danh Chúa Giê-xu. Điểm mấu chốt ở đây là chúng ta không nên sợ phải chịu khổ, nhưng chúng ta cũng không nên bàng quan với nó.



Phao-lô mở đầu thư tín cho các tín đồ ở Cô-rinh-tô bằng việc nhìn nhận hai đức tính của Đức Chúa Trời, hai đức tính này đủ cho chúng ta trong cơn hoạn nạn (khó nhọc hoặc đau khổ). Lưu ý rằng Phao-lô không nói rằng Đức Chúa Trời là một người Cha giàu lòng nhân từ, dù Ngài đúng là như vậy, nhưng đúng hơn thì Ngài là Cha của những sự nhân từ. Ngài là nguồn cội và khởi nguồn của mọi sự thương xót. Ngài là suối nguồn đầu tiên và duy nhất của sự thương xót—từ Cha tất cả sự thương xót tuôn chảy ra. Đây là một sự thay đổi nhận thức cho người nhìn xem Đức Chúa Trời theo cách chỉ thỉnh thoảng chạm đến mặt tốt của Ngài.



Hãy cùng xem xét ngôn ngữ gốc của từ sự nhân từ (lòng thương xót). Từ này nghĩa là “Lòng nơi có sự thương xót cư ngụ, một tấm lòng đầy lòng thương cảm, xúc cảm, khát khao, có biểu lộ sự thương xót” hay “những phần nội tâm”. Khi chúng ta xem định nghĩa của từ này, chúng ta có một cảm xúc thật mạnh mẽ. Theo Lời Kinh thánh, tôi muốn ngày hôm nay bạn phải biết rằng Đức Chúa Trời cảm thông với bạn. Ngài yêu thương bạn với đầy lòng thương xót và sự nhân từ.





Ngày 1Ngày 3

Thông tin về Kế hoạch

All Things New

Trong cuộc hành trình xuyên suốt sách 2 Cô-rinh-tô, Tất Cả Mọi Điều Mới khám phá trong thần học của Phao Lô về đức tin phiêu lưu trong thế gian này và Đức Chúa Trời kêu gọi cho chúng ta trở nên mạnh dạn. Kelley Minter sẽ...

More

Chúng tôi chân thành cảm ơn LifeWay Women đã cung cấp kế hoạch này. Vui lòng truy cập http://www.lifeway.com/allthingsnew để biết thêm thông tin

YouVersion sử dụng cookies để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web của chúng tôi, bạn chấp nhận việc chúng tôi sử dụng cookies như được mô tả trong Chính sách Bảo mậtcủa chúng tôi