Biểu trưng YouVersion
Biểu tượng Tìm kiếm

Thông tin kế hoạch

Tất Cả Mọi Điều MớiBài mẫu

All Things New

NGÀY 3 TRONG 5

Khi Phao-lô nói về những đau đớn của Đấng Christ tuôn tràn trong đời sống của chúng ta, ông có thể muốn diễn đạt một vài ý trùng lắp: 1. Sự chịu khổ vì cớ Đấng Christ. 2. Sự chịu khổ được Đấng Christ ấn định cho chúng ta. 3. Sự chịu khổ liên đới với Đấng Christ. 4. Sự chịu khổ giống như Đấng Christ đã chịu.[1] Tôi tin rằng điều quan trọng chúng ta cần biết là với tư cách những tín đồ, chúng ta sẽ chịu đựng những điều đặc trưng cho sự liên kết của chúng ta với Đấng Christ. Nhiều Cơ Đốc Nhân đang chịu sự bắt bớ nghiêm trọng trên khắp thế giới, trong khi số khác chịu đựng ít hơn, nhưng vẫn đau đớn, theo những cách vì cớ đức tin của họ. Phao-lô nhận ra mối tương giao với Chúa Giê-xu trong những lúc hoạn nạn vì không ai biết sự đau đớn rõ hơn Ngài.



Tôi chưa từng gặp ai ưa thích chịu khổ, nhưng tôi đã từng gặp nhiều người từng tìm được mối liên hệ mật thiết với Chúa Giê-xu trong sự chịu khổ của họ. Trên con đường thanh nhàn có những phần của Chúa Giê-xu mà bạn không thể biết được, và một khi bạn nếm trải được sự mật thiết đó với Ngài bạn sẽ không đánh đổi điều đó với đoạn đường trơn tru. Bên cạnh việc trải nghiệm được mối tương giao đặc biệt với Chúa Giê-xu (Phi-líp 3:10), Phao-lô tiết lộ thêm một lý do tại sao sự chịu khổ mang lại phước hạnh.



Bất cứ khi nào sự đau đớn của Đấng Christ tràn ngập trong cuộc đời bạn thì sự yên ủi của Đức Chúa Trời tuôn tràn trong bạn (2 Cô-rinh-tô 1:5). Thật tuyệt vời!



Một trong những lời tuyên bố đẹp nhất trong cả Kinh Thánh nằm ở câu 4, "Ngài an ủi chúng tôi trong mọi hoạn nạn, để chúng tôi có thể dùng chính sự an ủi mà Đức Chúa Trời đã an ủi chúng tôi để an ủi những người khác trong bất cứ hoạn nạn nào họ gặp!" (VIE2010). Khi chúng ta trải qua khó khăn, thật khó để nhìn bên ngoài nỗi đau của mình. Nhưng chúng ta tìm thấy mục đích lớn lao trong sự chịu khổ của mình khi chúng ta biết những trải nghiệm của mình sẽ là nguồn an ủi độc đáo cho những người đang trải qua những thử thách tương tự.



Sự đau đớn của Đấng Christ và sự yên ủi của Ngài cùng chảy vào cuộc đời chúng ta, song song nhau. Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta không bao giờ phải chịu khổ mà không có được sự an ủi của Đấng Christ, và tôi tin rằng chúng ta sẽ không bao giờ biết đến sự an ủi mà không trải qua sự đau đớn của Ngài. Nếu bạn đang cố gắng vượt qua thử thách, có thể là một thử thách không thể kham nổi vượt quá sức chịu đựng, hãy tìm đến sự an ủi của Đức Chúa Trời chảy thẳng từ nơi Chúa Giê-xu vào cuộc đời bạn. Ngài hứa sự an ủi đó được lường đúng với khổ đau của bạn. Khi bạn được đáp ứng bởi sự yên ủi của Đức Chúa Trời, bạn sẽ nóng lòng băng bó những vết thương của người đang chịu đau khổ tương tự vì sự an ủi của Đức Chúa Trời tự nhiên tuôn tràn. Bạn sẽ có dư để chia sẻ.



[1] David E. Garland, The New American Commentary, Tập 29, 2 Cô-rinh-tô (Nashville: Broadman & Holman Publishers, 1999) truy cập ngày 7/8/2017 qua mywsb.com.

Ngày 2Ngày 4

Thông tin về Kế hoạch

All Things New

Trong cuộc hành trình xuyên suốt sách 2 Cô-rinh-tô, Tất Cả Mọi Điều Mới khám phá trong thần học của Phao Lô về đức tin phiêu lưu trong thế gian này và Đức Chúa Trời kêu gọi cho chúng ta trở nên mạnh dạn. Kelley Minter sẽ...

More

Chúng tôi chân thành cảm ơn LifeWay Women đã cung cấp kế hoạch này. Vui lòng truy cập http://www.lifeway.com/allthingsnew để biết thêm thông tin

YouVersion sử dụng cookies để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web của chúng tôi, bạn chấp nhận việc chúng tôi sử dụng cookies như được mô tả trong Chính sách Bảo mậtcủa chúng tôi