Biểu trưng YouVersion
Biểu tượng Tìm kiếm

Thông tin kế hoạch

Làm Thế Nào Để Nhận Con Nuôi Mà Không Làm Hỏng Gia Đình BạnBài mẫu

How To Adopt Without Ruining Your Family

NGÀY 4 TRONG 12

Mẹo #3 - Hãy Chuẩn Bị Khi Tuần Trăng Mật Kết Thúc

Hầu hết trẻ em được nhận làm con nuôi sau giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Do đó, có một hiện tượng được gọi là Thời kỳ trăng mật , có thể kéo dài một tuần đến thậm chí một năm, tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Nhưng điều đó sẽ kết thúc.


Rất có thể sẽ có một ngày bạn tự hỏi tại sao ngay từ đầu bạn đã từng nghĩ nhận con nuôi là một ý tưởng hay. Bạn sẽ nghĩ rằng bạn là một người tồi tệ khi cảm thấy theo cách này. Bạn không thể nói với bất kỳ ai. Và bạn sẽ thấy mình đang lo sợ rằng bạn thực sự đã hủy hoại gia đình của mình.


Bạn có thể hiểu được điều này. Một đứa trẻ lớn lên từ một hoàn cảnh bấp bênh hoặc thậm chí tàn khốc sẽ đến với một chiếc vali vô hình rộng lớn, chứa đầy những điều vụn vặt về cảm xúc, tinh thần và thể chất. Chúng chuyển đến; và phải mất một thời gian để cảm thấy đủ an toàn để mở vali và những điều đó sẽ được bày ra. Khi những món đồ đó được trải ra, chúng sẽ khá lộn xộn.


Hãy mong đợi một số tình huống lộn xộn. Những người bạn của tôi đã trải qua sự tức giận, thách thức, và những dấu hiệu lạm dụng tình dục trong vòng sáu tháng. Tuần trăng mật của chúng tôi với Jolee kéo dài khoảng hai tháng. Chloe, mới mười hai tháng tuổi, đã không lên tiếng trong một tuần. Miệng con bé như thể đang khóc, nhưng không hề phát ra bất kỳ âm thanh nào. Sau đó, con bé la hét trong hai năm liền (thời lượng hàng giờ đồng hồ, lớn đến mức hàng xóm của chúng tôi có thể nghe thấy từ bên kia đường)! Xin đừng cho rằng hiệu ứng này dành cho những đứa trẻ lớn tuổi hơn. Mỗi đứa trẻ đều mang món đồ vô hình của riêng mình.


Trong các mối quan hệ, chúng tôi bước vào với một số kỳ vọng nhất định. Tuần trăng mật thiết lập giai điệu. Nhưng khi tuần trăng mật kết thúc mối quan hệ bắt đầu thay đổi, trong trường hợp này không hề có thông báo. Đột nhiên những kỳ vọng không còn được đáp ứng, và cuộc sống có thể trở nên rất đáng sợ.


Phao-lô hiểu quyền năng đe dọa mà một đồn luỹ của nỗi sợ hãi có thể tàn phá. Ông gọi sự sợ hãi là “một lực lượng chống đối với Thánh Linh của Đức Chúa Trời.” Phao-lô phân biệt rõ ràng điều này để Ti-mô-thê có thể chọn không sợ hãi. Thay vào đó, ông có thể để Đức Thánh Linh ban cho sức mạnh vượt qua những gì ông không thể, để yêu những người ông không yêu và khả năng vượt qua khuynh hướng tự đánh bại bản thân. (2 Ti-mô-thê 1:7).


Khi tuần trăng mật kết thúc và những thứ điên rồ bắt đầu bay ra khỏi chiếc vali tưởng tượng, bạn cũng có thể chọn không sợ hãi. Thay vào đó:


  • Hãy trao nỗi sợ hãi của bạn cho Đức Chúa Trời.
  • Hãy cầu xin Ngài giúp bạn yêu thương vượt quá khả năng của mình.
  • Hãy tin cậy Ngài sẽ ban cho bạn kỷ luật cần thiết cho các nhiệm vụ.
Ngày 3Ngày 5

Thông tin về Kế hoạch

How To Adopt Without Ruining Your Family

Nếu bạn đang nghĩ đến việc nhận con nuôi, một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất là không biết việc đó sẽ ảnh hưởng đến gia đình bạn như thế nào. Cho những người đã tham gia và học cách định hướng việc linh động nhận thêm c...

More

Chúng tôi xin cảm ơn Cheri Strange tại She Yearns vì đã cung cấp kế hoạch này. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.sheyearns.com

YouVersion sử dụng cookies để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web của chúng tôi, bạn chấp nhận việc chúng tôi sử dụng cookies như được mô tả trong Chính sách Bảo mậtcủa chúng tôi